Hiện nay, sự nóng lên toàn cầu và đô thị hóa gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường sống của con người. Trong khi đó, các công trình xây dựng, đặc biệt là nhà phố đa số vẫn sử dụng các loại vật liệu hấp thụ nhiệt cao như tường gạch, gây ra tình trạng nóng bức vào buổi trưa nắng và bí, khó chịu vào ban đêm. Dưới đây là những giải pháp chống nóng, chống ồn mà gia chủ có thể áp dụng ngay khi thiết kế nhà phố ở dân dụng để giảm bớt phần nào chi phí đầu tư vào điều hòa trong quá trình sử dụng sau này.
Giải pháp chống nóng hiệu quả trong quá trình xây dựng nhà phố
Bố trí mặt bằng hợp lý
Những căn nhà hướng Tây nhận nguồn sáng chính từ bên trên hoặc phía sau. Chính vì vậy, không gian thông tầng hoặc một giếng trời ở giữa nhà là giải pháp chống nóng thường được áp dụng. Thông tầng và giếng trời nên được lắp đặt lớp che nắng có thể điều khiển đóng mở dễ dàng khi mặt trời lên cao vào buổi trưa. Những không gian đằng sau mặt đứng chính không nên bố trí các chức năng chính như phòng ngủ, phòng khách.
Thay vào đó, nơi này nên được tận dụng làm hành lang, cầu thang để có một lớp đệm cách nhiệt cho các không gian chính. Ngoài ra, không gian bố trí trong nhà nên tự do theo hướng mở, hạn chế phòng vách để ánh sáng được xuyên suốt ngôi nhà. Có thể xây nhà lệch tầng hoặc nhà có lửng để đảm bảo độ thông thoáng.

Với những căn biệt thự, thì việc bố trí mặt bằng công năng lại càng cần cân nhắc thật kĩ, bởi tấc đất, tấc vàng. Đối với mật độ xây dựng biệt thự được quy định như sau: Mật độ xây dựng tối đa: biệt thự đơn lập không quá 50%, biệt thự song lập không quá 55%, để dành khoảng không gian mở cho sân vườn là điều cần thiết.
Xem thêm: thiết kế thi công nhà trọn gói hải phòng


Thiết kế lớp mặt đứng cách nhiệt
Do mặt đứng chính của ngôi nhà là mặt bất lợi về mặt khí hậu, phải nhận lượng nhiệt lớn từ mặt trời nên các giải pháp mặt đứng cho nhà phố chắn nắng thường được thiết kế sao cho ánh nắng không trực tiếp chiếu vào nhà hoặc nhà không nhận hoàn toàn nguồn sáng.

Sử dụng vật liệu cách nhiệt
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại vật liệu cách nhiệt, chống nóng hiệu quả như:
Sơn cách nhiệt chống nóng: trong loại sơn này có chứa các quả cầu thủy tinh rỗng nên sẽ ngăn ngừa việc truyền nhiệt.
Gạch ống 200mm xây tường hai lớp: bao gồm lớp tường trong và ngoài, mỗi lớp có độ dày chừng 100-110mm. Giữa hai lớp có một khoảng không tầm 100mm, giúp không khí lưu thông, làm chậm quá trình truyền nhiệt. Dù lớp tường bên ngoài bị nung nóng thì lớp tường trong sờ vào vẫn mát tay, giữ cho không gian bên trong nhà mát mẻ hơn. Ngoài ra, chủ đầu tư có thể thay thế gạch ống bằng gạch đinh để nâng cao khả năng cách nhiệt.
Bông thủy tinh cách nhiệt: được làm từ sợi thủy tinh tổng hợp chế xuất từ đá, xỉ, đất sét, loại vật liệu này có tính năng cách nhiệt, cách âm, cách điện cao, không cháy, mềm mại và có tính đàn hồi tốt.
Gạch bông gió: đây là một vật liệu chống nóng cực kỳ hiệu quả, nó lại giúp cho không khí lưu thông và giúp khắc phục được các vấn đề mà các vật liệu gạch ốp lát khác không làm được.
Tìm hiểu thêm: QUY TRÌNH XÂY DỰNG NHÀ Ở DÂN DỤNG VÀ KINH NGHIỆM MÀ BẠN CẦN BIẾT

Lựa chọn màu sắc và vật liệu nội thất hợp lí
Giải pháp cách nhiệt chống nóng cho nhà tiếp theo đó lựa chọn màu sắc và vật liệu nội thất. Để làm giảm sự hấp thụ nhiệt bạn nên sơn nhà bằng các tông màu nhạt ở ngoại thất như bã trầu, vàng đất hay xanh rêu,… vừa mát mẻ lại gần gũi với thiên nhiên.
Các không gian nhà ở được xây dựng ở hướng có nhiều ánh nắng, thì nên giảm màu ấm và tăng tông màu lạnh để tạo cảm giác mát mẻ, thư giãn.
Còn đối với vật dụng nội thất các bạn nên chọn đồ được làm từ các chất liệu có nguồn gốc thiên nhiên như gỗ, đá hoa cương.



Giải pháp chống ồn trong xây dựng nhà ở dân dụng
Cách âm cho trần nhà
Nhà ở, đặc biệt là nhà chung cư thường bị ảnh hưởng do tiếng ồn vọng xuống từ tầng trên. Vì vậy, cách âm cho trần nhà là giải pháp cần thiết cho vấn đề tiếng ồn chung cư. Phương pháp cách âm cho trần được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là dùng trần thạch cao.

Thạch cao có dạng tấm, dạng cục và dạng bột, trong đó thạch cao dạng tấm thường được dùng để cách âm trần nhà. Khi thi công trần, nên chừa lại một khoảng không giữa trần thạch cao và trần nhà gốc để hạn chế âm thanh truyền qua kết cấu. Ngoài tác dụng cách âm, màu trắng nguyên bản của thạch cao cũng góp phần tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.
Bên cạnh đó, để tăng cường hiệu quả cách câm cho căn hộ, nhiều gia đình sử dụng kết hợp tấm thạch cao với một vật liệu cách âm khác như bông thủy tinh, bông khoáng.
Có thể bạn quan tâm: THIẾT KẾ NỘI THẤT CĂN HỘ VINHOMES OCEAN PARK HÀ NỘI
Cách âm cho tường nhà
Tương tự như với các phòng karaoke, biện pháp tối ưu để cách âm cho tường căn hộ là sử dụng các vật liệu thạch cao, gạch vữa, gỗ đặc,… với bề dày trên 20cm. Bề mặt tường nên làm gồ ghề để tiêu âm, giảm tiếng vang. Có thể dùng vôi vữa tạo hình, sử dụng lớp nhung hoặc đặt vật thể lên tường để hạn chế sự truyền âm.


Ngoài việc bọc vật liệu cách âm, có thể xây tường hai lớp, ở giữa là lớp không khí để cách âm. Nên dùng loại gạch lỗ rỗng vì gạch đặc sẽ truyền âm qua kết cấu tốt hơn. Với những bức tường liền kề với phía phát ra nguồn âm thanh, nên kê tủ, kệ, giá sách để giảm sự truyền âm.
Cách âm cho cửa
Hệ thống cửa chính, cửa sổ, cửa ban công cũng là nơi không thể bỏ qua nếu muốn cách âm hiệu quả cho căn hộ chung cư. Cách phổ biến nhất chính là “trát” mọi khe hở để ngăn không cho âm thanh bên ngoài lọt vào, sử dụng các vật liệu như xốp, dải cao su hoặc bơm silicon để làm kín các khe hở.
Trên thị trường hiện nay, có nhiều sản phẩm cửa kính có tính năng cách âm, chống ồn nhờ ghép 2 hay nhiều lớp kính lại với nhau, ở giữa ngăn cách bằng thanh đệm nhôm, bên trong chứa các hạt hút ẩm. Các hạt hút ẩm này có tác dụng hút lớp không khí bên trong, tạo thành một lớp chân không, ngăn cản sự truyền âm cũng như truyền nhiệt. Loại cửa cách âm được sử dụng phổ biến cho căn hộ chung cư hiện nay là cửa nhựa lõi thép UPVC, có thể giảm độ truyền thanh lên tới 33dB. Ví dụ, âm thanh đường phố có độ truyền âm là 85dB, nếu dùng cửa UPVC thì âm thanh có thể giảm xuống còn 52dB, tương đương với tiếng người nói chuyện bình thường.


Ngoài ra, có thể thiết kế một khoảng đệm ngay trước cửa phòng, ví dụ như không gian tiền phòng làm nơi thư giãn, treo áo khoác,… Khoảng đệm này rất có tác dụng trong việc hạn chế sự truyền âm.
Cách âm cho sàn
Do đặc điểm căn hộ chung cư thường có bộ khung liền hoặc khớp nhau, tiếng động từ nhà bên cạnh sẽ dễ dàng truyền theo kết cấu đến nhà bạn. Vì vậy, để cách âm cho sàn nhà chung cư, các chuyên gia khuyên dùng các vật liệu dày, tiêu âm tốt như gỗ đặc, nhựa, tấm thảm lót dày,… Âm thanh khi truyền qua sẽ được hấp thụ bớt ở các lớp này.



Dưới đây là quy trình cách âm hiệu quả cho sàn để bạn đọc tham khảo:
Chuẩn bị vật liệu: cao su non, xốp XPS, gỗ dán, vải (lớp lưới), thảm tiêu âm.
Tiến hành:
- Bước 1: Sau khi xử lý bề mặt sàn nhà, trải một lớp xốp XPS dày 25mm, 50mm,… tùy theo công trình.
- Bước 2: Phủ một lớp ngăn cách (nhựa, vải, lớp lưới), sau đó phủ tiếp một lớp bê tông mỏng
- Bước 3: Phủ một lớp cao su non dày từ 10 – 30mm
- Bước 4: Phủ một lớp gỗ dán loại tốt, dày từ 12 – 18mm lên, sau đó cố định xuống dưới sàn bê tông bằng hệ khung xương gỗ hoặc vít liên kết
Giải pháp tiết kiệm năng lượng trong xây dựng nhà ở dân dụng
Tận dụng ánh sáng tự nhiên
Một công trình được thiết kế chiếu sáng tự nhiên tốt sẽ giúp tiết kiệm đáng kể năng lượng điện dành cho chiếu sáng nhân tạo. Khi thiết kế mặt bằng công năng, cần bố trí hệ thống cửa hợp lý để tận dụng ánh sáng tự nhiên. Các chuyên gia cho rằng, nên chọn loại cửa sổ cao, hẹp sẽ tốt hơn loại cửa thấp, rộng (cùng một diện tích cửa); các cửa phải đóng/mở dễ dàng và đảm bảo yêu cầu chống mưa, chống nắng. Việc áp dụng kiểu cửa truyền thống (trong kính, ngoài chớp) vẫn là một gợi ý hàng đầu trong xây dựng từ xưa đến nay. Ngoài ra, có thể áp dụng thêm các giải pháp khác như làm cửa mái, giếng trời, tận dụng các không gian liên thông theo chiều ngang và chiều đứng nhằm tăng cường ánh sáng tự nhiên.


Hệ thống thông gió tự nhiên
Hệ thống thông gió tự nhiên tốt tạo ra môi trường vi khí hậu tốt, bầu không khí trong lành hơn và làm giảm nhiệt độ trong không gian, từ đó giảm tần suất sử dụng các thiết bị điện để làm mát như quạt, điều hòa. Thông gió xuyên phòng (thổi từ phía trước ra phía sau) được khuyến khích áp dụng vì mang lại hiệu quả cao nhất trong điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như ở nước ta. Thông gió vuông góc (thổi vào từ một hướng và đi ra từ hướng vuông góc) cho hiệu quả thấp hơn. Kém nhất là thông gió có luồng vào và luồng ra ở cùng một phía.


Một số dự án do TTG thiết kế và xây dựng :
Căn hộ đậm chất Nhật Bản tại Minato Resident Hải Phòng
Căn hộ tại BRG Legend Hải Phòng có gì đặc biệt?
Căn hộ tân cổ điển “toàn đồ hiệu” tại Minato Residence Hải Phòng
Căn villa nghỉ dưỡng sang chảnh tại Hạ Long, Quảng Ninh của anh Mạnh
Chiem ngưỡng thiết kế nội thất văn phòng tràn ngập sắc xanh